Kết quả tìm kiếm cho "Hoài niệm Tết xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 78
Trên bản đồ du lịch, thôn Lao Xa (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được ghi dấu là "miền hoa đào nở sớm". Nằm gọn trong thung lũng Sủng Là, thôn nhỏ này được bao bọc bởi núi cao, đá sắc, toát lên vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và có phần lặng lẽ.
Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.
Chỉ 4 từ ấy thôi, đã gợi lên biết bao cảm xúc, đưa "người quê năm cũ" về những miền ký ức. Nắm bắt tâm lý ấy, nhiều lễ hội bánh dân gian, bánh truyền thống được tổ chức, làm sống lại những món ăn tưởng chừng đã... “hết thời”.
Gần đây, từ khóa “chữa lành” được nhiều người tìm kiếm như du lịch chữa lành, sách chữa lành, podcast chữa lành,... Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế do con người phải đối mặt với áp lực công việc, cuộc sống, dẫn đến căng thẳng. Họ cần một chút tĩnh lặng để được sống chậm, suy nghĩ và yêu thương nhiều hơn. Đó chính là “liều thuốc” tinh thần để mỗi người tự tiếp thêm năng lượng cho bản thân. Khái niệm “chữa lành” không phải mới xuất hiện mà từ thời ông bà, cha mẹ chúng ta đã biết cách tự cân bằng cuộc sống, giảm căng thẳng, lo âu, chỉ khác là thời đó không được thể hiện với cái tên “chữa lành”.
Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Khi nhỏ, ta ít để ý đến hai chữ quê hương, vì nó đã có sẵn trên mỗi bước chân, trong từng hơi thở, rất tự nhiên. Phải khi lớn lên, vì hoàn cảnh cụ thể nào đó phải rời đi, ý thức về quê hương mới trỗi dậy trong ta
Sau những rực rỡ mai đào ngày Tết, những tiếng cười rộn rã niềm vui gặp gỡ mùa xuân; quê lại trở về nhịp sống đời thường trầm mặc như mái đình rêu phong nghìn năm cổ tích. Một sắc tím hoa xoan nơi ngõ quê sao cứ nôn nao lòng người giữa những cơn mưa riêu riêu hạt nhớ. Dẫu không còn thảng thốt với cảnh tháng ba ngày tám, vậy mà những khoảnh khắc xuân đã cạn ngày sao lòng ta không khỏi bâng khuâng về bóng dáng làng xưa!
Không hiểu sao tháng Chạp nào cũng trôi nhanh đến thế! Vèo cái là mùng một Tết. Rồi ra Giêng lại đúng là ngày rộng tháng dài, đi mãi vẫn chưa hết lễ hội tháng Giêng…
Trong tâm thức mỗi người con nước Việt, tháng 2 năm 1979 vẫn luôn được khắc ghi như nhắc nhở các thế hệ sau này tưởng nhớ, tri ân những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, lãnh thổ ngàn đời mà cha ông ta để lại.
Ngày xuân, người Việt Nam có tục lệ xin chữ. Chữ xin về treo nơi trang trọng trong nhà, lấy ý nghĩa của những chữ đó làm điều răn mình. Bên cạnh chữ Hán-Nôm, nhiều người "thỉnh" những bức thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ (chữ Việt).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tết cổ truyền trở thành lễ hội nằm trong niềm mong đợi không thể thiếu của người Việt. Dù đi đâu, ở đâu, mọi người đều hướng về nguồn cội. Không khí náo nhiệt, ấm cúng, những phong tục đậm nét văn hóa của ngày lễ văn hóa lớn nhất trong năm được các thế hệ tiếp tục trao truyền, gìn giữ.